Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Học trò của thầy Trần Tử Bình ở Khóa 1 Võ bị còn sống đến 2018

Theo thống kê của Trưởng BLL k1 Đỗ Mạnh Hạp, thì đến cuối tháng 5/2018 còn 24 học viên k1 còn sống để chứng kiến sự đổi thay của đất nước:
1917 - Bạch Văn Quế (Huế) 
1922 - Lâm Quang Minh (Đà Nẵng), 
Hoàng Minh Tuấn (Huế) 
1923 - Nguyễn Văn Bông (HN), Đỗ Nguyên Trình (HN) 
1924 - Nguyễn Hữu Được (HN), Nguyễn Huy Thông (HN), Lê Minh Tâm (HN)
1925 - Nguyễn Văn Hoàng (HN), Quản Đức Quang (HN), Nguyễn Văn Em (Vũ Phong) (HCM)
1926 - Đỗ Hạp (HN), Ngô Thế Nùng (HN), Nguyễn Văn Khiếu (HN), Đinh Loan Chiên (HN)
1927 - Nguyễn Mạnh Đàn (HN), Phạm Đỗ Đăng (HN), Phạm Quang Cận (HN), Nguyễn Quang Diệu (HN)
1928 - Phạm Quang Đức (HN), Nguyễn Trọng Hiệp (HN), Nguyễn Quý Ninh (HCM) 
1925 - Hứa Văn Nghĩa Cần (Thơ)


Giáo viên:
1920 - Đặng Văn Việt (HN) 
1922 - Nguyễn Văn Bồng (HN).

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

… Mất, được … (Trần Việt Trung)



1. Sau mỗi chuyến đi xa ta thường kiểm đếm những điều thu lượm được. Qua một vòng nhân sinh ai cũng nhìn xem những tài sản mình để lại cho hậu thế. Bên cạnh căn nhà, mảnh đất, đồng tiền và sản nghiệp dành cho con cháu hậu duệ, có những người trao lại những tri thức vô giá như báu vật, để học trò tiếp bước thi hành phận sự trên hành trình bất tận của Đạo – Thuật – Tình – Nghĩa.
2. Xuân Tân Mùi năm 1991, trong căn phòng nhỏ tầng 2 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cụ Thiên Tích bắt mạch cho một bệnh nhân nữ. Cũng là lẽ thường vì mỗi ngày số bệnh nhân đến khám tới vài chục người, còn ngày “cao điểm” có lúc hơn một trăm!

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Đặng Xuân Kỳ bị Chú Bình mách bố (Vũ Diệu)

Trước hết mình kể lại vị trí của Cantin Phụng Minh Thôn ( do Việt Kiều Khai Viễn tổ chức ): 
Phụng Minh Thôn là tên một nhà ga , đồng thời cũng là tên một nơi đặt Bộ Tư lệnh của 1 trung đoàn quân Tưởng trước năm 1949 , trên 1 sườn núi dốc thoải , gần ga Phụng Minh Thôn , trấn giữ đường xe lửa từ Phụng Minh Thôn đi Côn Minh , thủ phủ tỉnh Vân Nam .

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Bức thư của 1 học sinh của Cha, gửi nhân ngày lễ 30/4

Chú Vũ Diệu, cựu học viên giói k6 Lục quân, được giữ lại trường làm giáo viên ở Vân Nam, Quế Lâm cho tới khóa 11 (khi trường lên Sơn Tây). Dịp này, chú có thư gửi gia đình ta:


Thứ bảy, 28/4/2018
Thân gửi Quốc
Trong những ngày nghỉ dài như thế này, chắc gia đình Quốc có thắp nhang nhắc đến ông bà.  Nhờ Quốc thắp giùm  mấy nén nhang trên bàn thờ ông bà, nói lính cũ của Cụ Bình còn nhớ đến Cụ.
Quay lại thời trai trẻ k6, k7. Xa Tổ quốc, mỗi lần gặp các chị: chị Hưng (mẹ của Quốc), chị Mai (phu nhân của cụ Thiết Hùng), chị Thoa (phu nhân của cụ Đổ Trình, Phòng Huấn luyện), chị Mai (phu nhân của BS Chương - thủ trưởng Bệnh xá của trường ở Phụng Minh Thôn), chị Kiều Miên (văn công)... để nói chuyện là bọn mình cảm thấy ấm cúng như đang sống ở bên nhà. Đặc biệt mình rất mến chị Hưng, cởi mở, dễ gần, ngôn ngữ bình dân (khác với chị Thoa!).
Chị Hưng sang được hưởng tiêu chuẩn cấp Dinh (hình như là Phó Tổng Vụ Cổ cho ông Phan Thái). Hồi ở Vân Nam, Phòng hành chính của trường gọi theo tên Tàu là Tổng Vụ Cổ. 
Thế mà tất cả đã trở thành quá khứ cách đây hơn nửa thế kỷ rồi đấy (57 năm)!