Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Di tích Đình - Chùa Đống Long (Kim Động, Hưng Yên)

Thông tin tử Cổng thông tin huyện Kim Động:

8.ĐÌNH VÀ CHÙA ĐỐNG LONG
          Đống Long là một trong 6 thôn của xã Hùng An. Đình và chùa được xây dựng gần nhau ở giữa khu dân cư đông đúc có trục đường chính dẫn đến các xóm rất thuận lợi cho việc sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của nhân dân.
          Đình Đống Long là một trong số đình làng có kiến trúc bề thế, hoành tráng và cổ kính trong huyện. Đình được xây dựng vào thời Hậu Lê, niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (Giáp Tuất 1694), toạ lạc trên khu đất 222 mét vuông, mặt tiền hướng tây nam có cây đa, giếng nước đậm chất nông thông Việt. Đình xây dựng theo chữ Đinh có Hậu Cung, toà Tiền Tế 5 gian và dĩ, mái lợp ngói mũi phẳng, hai đầu hồi có hai đầu kìm đắp nổi rất sinh động. Từ hai đầu hồi xuôi xuống hình đao mềm mại trên guột lá cách điệu.

Có 1 cán bộ phụ nữ tiền khởi nghĩa

Mời đọc!

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Ông Bình và Thể Công

Tháng 8/1964, Thể Công sang đá với đội Bát Nhất (Quân giải phóng TQ) trên sân Bắc Kinh. Ông Bình đã chụp ảnh chung cùng HLV và cầu thủ 2 đội.
Trận này Thể Công thua 2-0 nhưng 10 năm sau đã thắng lại với tỷ số 4-1.
(Ảnh do lão tướng Thể Công 1961 Nguyễn Sỹ Hiển lưu giữ và tặng gia đình).

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Cụ Bình tiếp đoàn vận động viên bóng bàn VN (1965)

Tại sứ quán ta, năm 1965, Đại sứ Trần Tử Bình có cuộc tiếp đoàn vận động viên bóng bàn quốc gia VN sang thi đấu tại TQ.
(Ảnh do lão tướng Thể Công Nguyễn Sỹ Hiển lưu giữ).
Từ trái qua: HLV Trần Nhật Huy, Trịnh mẫn Chi (vdv bb TQ), Hoàng Thuc Anh, Hà Tuyết Lan, Hoàng Ngọc Sương, Lâm Tuệ Khanh (TQ, vô địch bb nữ Thế giới), Nguyễn Thị Mai, Đại sứ Trần tử Bình, Đoàn trưởng Nguyễn Đắc Thọ, Vũ Thu Nga, Lương, Trần Văn Quỳnh, Cu Văn Quế, Nguyễn Ngọc Phan.
Hàng sau: Nguyễn Thế Hiển (trợ lý hlv), Hoàng Thế Vinh, Đinh Trọng Hùng, dẫn đoàn TQ, hlv Nguyễn Xuân Hiền, Dương Đức Hiếu.


Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Chữ kí của cha

Đầu ngày, em Hà Nam (học viên Quân sự k11) gửi qua messenger ảnh chụp Giấy xác nhận đeo kỉ niệm chương có chữ kí Chính ủy Trường Lục quân VN Trần Tử Bình.
Hỏi kĩ thì Nam giải thích lọ mọ đi chợ cũ SG và thấy.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Giỗ bà Hưng lần thứ 25 tại TPHCM

Con cháu về khá đông đủ, chỉ thiếu nhà Nghị.
Đúng như cụ Nguyễn Thị Quế (thân mẫu của ông Bình) vẫn nói khi thấy con cháu về thăm: "Con cháu nhà này cứ hư ngan, như ngỗng".

Báo chí đăng tải Lễ tốt nghiệp Khóa 1 Võ bị TQT 8/12/1946

Tư liệu do Phạm Long sưu tầm:







Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Sắp đến giỗ lần thứ 25 của Mẹ!

Cha đi xa đã 51 năm; còn Mẹ về với Cha đã tròn 25 năm. Nhanh quá!
Ơn Trời, Phật; nhờ phúc của Cha Mẹ mà chúng con - 8 đứa, cho đến giờ này đều khỏe mạnh, khôn lớn, nên người. Hơn nữa, thế hệ cháu, chắt của ông bà đều là những đứa khỏe mạnh, thông minh, ngoan, học hành tốt.
Vài hình ảnh bà cùng con, cháu (Sơn, Dũng) ra thắp hương cho ông Tết sau 1975.


Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Đón tiếp anh Quynh con bác Tế

Mẹ Hưng nhà ta có mấy anh chị em: cậu Chác, bác Tế, cậu Chạc. Mẹ là em sau cậu Chác và bác Tế.
Từ bé thấy mẹ rất yêu thương anh chị em họ hàng mà chúng ta cũng có tình cảm gắn bó với các anh chị em và các cháu đằng ngoại. Nhiều lần được theo mẹ về quê.
Những năm sau này, nhiều cháu từ Thái Bình đã vào làm việc với các cậu mợ và gắn bó hơn chục năm với đất này.

Cháu Khải qua Zalo mà liên lạc được với cậu Quốc và báo tin: bác Quynh đang vào TPHCM chăm con cháu Trường mới sinh. Vậy là chiều thứ sau, 22/6/2018, có bữa cơm ở nhà Quốc mời bác Quynh và cháu Khải (cháu Trường vắng mặt vì đi làm về muộn). Tiện vợ con cháu Quân (con chú Nhân nhà ông Chạc) vào chơi, cũng dự luôn.
Nhà ta chỉ có bác Chiến tới, còn Công, Nghị bận.
Anh Quynh kể nhiều chuyện quê nhà ở Thái Bình. Thấy thế hệ thứ 2 mạnh khỏe; thế hệ thứ 3 cháu nào cũng có công ăn việc làm ổn định... Nhà cửa đã ngói hóa toàn thôn...
Anh Lợi nghỉ công việc cẩu tầu thuyền chìm trên sông và được hưởng thêm tiêu chuẩn di chứng chất độc màu da cam. Vẫn lang thang lên Thái thăm chị Hỗ, chị Cách.
Chị Liên mất, anh Hùng về sống ở Hòa Tiến.
Các em con cậu Chạc có cuộc sống ổn định... Vậy là mừng.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Học trò của thầy Trần Tử Bình ở Khóa 1 Võ bị còn sống đến 2018

Theo thống kê của Trưởng BLL k1 Đỗ Mạnh Hạp, thì đến cuối tháng 5/2018 còn 24 học viên k1 còn sống để chứng kiến sự đổi thay của đất nước:
1917 - Bạch Văn Quế (Huế) 
1922 - Lâm Quang Minh (Đà Nẵng), 
Hoàng Minh Tuấn (Huế) 
1923 - Nguyễn Văn Bông (HN), Đỗ Nguyên Trình (HN) 
1924 - Nguyễn Hữu Được (HN), Nguyễn Huy Thông (HN), Lê Minh Tâm (HN)
1925 - Nguyễn Văn Hoàng (HN), Quản Đức Quang (HN), Nguyễn Văn Em (Vũ Phong) (HCM)
1926 - Đỗ Hạp (HN), Ngô Thế Nùng (HN), Nguyễn Văn Khiếu (HN), Đinh Loan Chiên (HN)
1927 - Nguyễn Mạnh Đàn (HN), Phạm Đỗ Đăng (HN), Phạm Quang Cận (HN), Nguyễn Quang Diệu (HN)
1928 - Phạm Quang Đức (HN), Nguyễn Trọng Hiệp (HN), Nguyễn Quý Ninh (HCM) 
1925 - Hứa Văn Nghĩa Cần (Thơ)


Giáo viên:
1920 - Đặng Văn Việt (HN) 
1922 - Nguyễn Văn Bồng (HN).

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

… Mất, được … (Trần Việt Trung)



1. Sau mỗi chuyến đi xa ta thường kiểm đếm những điều thu lượm được. Qua một vòng nhân sinh ai cũng nhìn xem những tài sản mình để lại cho hậu thế. Bên cạnh căn nhà, mảnh đất, đồng tiền và sản nghiệp dành cho con cháu hậu duệ, có những người trao lại những tri thức vô giá như báu vật, để học trò tiếp bước thi hành phận sự trên hành trình bất tận của Đạo – Thuật – Tình – Nghĩa.
2. Xuân Tân Mùi năm 1991, trong căn phòng nhỏ tầng 2 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cụ Thiên Tích bắt mạch cho một bệnh nhân nữ. Cũng là lẽ thường vì mỗi ngày số bệnh nhân đến khám tới vài chục người, còn ngày “cao điểm” có lúc hơn một trăm!

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Đặng Xuân Kỳ bị Chú Bình mách bố (Vũ Diệu)

Trước hết mình kể lại vị trí của Cantin Phụng Minh Thôn ( do Việt Kiều Khai Viễn tổ chức ): 
Phụng Minh Thôn là tên một nhà ga , đồng thời cũng là tên một nơi đặt Bộ Tư lệnh của 1 trung đoàn quân Tưởng trước năm 1949 , trên 1 sườn núi dốc thoải , gần ga Phụng Minh Thôn , trấn giữ đường xe lửa từ Phụng Minh Thôn đi Côn Minh , thủ phủ tỉnh Vân Nam .

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Bức thư của 1 học sinh của Cha, gửi nhân ngày lễ 30/4

Chú Vũ Diệu, cựu học viên giói k6 Lục quân, được giữ lại trường làm giáo viên ở Vân Nam, Quế Lâm cho tới khóa 11 (khi trường lên Sơn Tây). Dịp này, chú có thư gửi gia đình ta:


Thứ bảy, 28/4/2018
Thân gửi Quốc
Trong những ngày nghỉ dài như thế này, chắc gia đình Quốc có thắp nhang nhắc đến ông bà.  Nhờ Quốc thắp giùm  mấy nén nhang trên bàn thờ ông bà, nói lính cũ của Cụ Bình còn nhớ đến Cụ.
Quay lại thời trai trẻ k6, k7. Xa Tổ quốc, mỗi lần gặp các chị: chị Hưng (mẹ của Quốc), chị Mai (phu nhân của cụ Thiết Hùng), chị Thoa (phu nhân của cụ Đổ Trình, Phòng Huấn luyện), chị Mai (phu nhân của BS Chương - thủ trưởng Bệnh xá của trường ở Phụng Minh Thôn), chị Kiều Miên (văn công)... để nói chuyện là bọn mình cảm thấy ấm cúng như đang sống ở bên nhà. Đặc biệt mình rất mến chị Hưng, cởi mở, dễ gần, ngôn ngữ bình dân (khác với chị Thoa!).
Chị Hưng sang được hưởng tiêu chuẩn cấp Dinh (hình như là Phó Tổng Vụ Cổ cho ông Phan Thái). Hồi ở Vân Nam, Phòng hành chính của trường gọi theo tên Tàu là Tổng Vụ Cổ. 
Thế mà tất cả đã trở thành quá khứ cách đây hơn nửa thế kỷ rồi đấy (57 năm)!

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Tư liệu và chiếc máy chữ của Cha trong trưng bày "Chân trần, Chí thép"

Chú Việt Trung thay mặt cả gia đình đến dự khai mạc.
Xúc động khi xem được kỉ vật này trưng bày trong ngày khai mạc trưng bày tại Khu di tích Hỏa Lò.




Mời đọc!

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Khu di tích Hỏa Lò và bộ sưu tập "Chân trần, chí thép"

Triển lãm về bộ sưu tập các tướng lĩnh bị giam cầm trong nhà tù thực dân, góp phần làm nên chiến thắng ĐBP 1954 và Ngày toàn thắng 30/4/1975 mang tên "Chân trần, chí thép", được trưng bày tại Khu di tích Hỏa Lò, HN. Thời gian khai mạc: 18/4/2018.

Chương trình.

Giấy mời

Tư liệu các tướng lĩnh tiêu biểu.

Về Thiếu tướng Trần Tử Bình (1907-67)

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Giỗ bà Tâm và món ngon mời bà

Chim ngói nhồi đậu xanh, nếp, cốm
Cứ đến dịp giỗ chạp cha mẹ, bà Tâm; anh em chúng tôi thường tập trung về nhà bác Cả hoặc nhà tôi làm giỗ. Các nhà góp giỗ bằng món ông bà sinh thời thường thích.
Năm nay, chú Nghị bảo sẽ có món đặc biệt mà ngày xưa chả mấy khi các cụ được ăn. Hỏi món gì?, chú nói bí mật, khi mang đến sẽ biết!
Đến trưa, chú mang 1 nồi với 15 con chim ngói nhồi cốm đến góp. Con nào con nấy mọng căng. Đến lúc ăn chia ra từng bát, chim được hấp lại thơm phưng phức, húp tí nước có cảm giác nó chạy tới đâu sướng tới đó.
Chú chả có cậu học trò người Mường, nấu nướng có hạng ở làng ẩm thực TP, mua được chim ngói từ ngoài bắc vào. Cháu đã thực thi món này cúng bà.
... Về cái món đặc sản này có tích, ngày mùa, chim ngói thường kéo hàng đàn về nhặt nhạnh thóc rơi thóc vãi. Thợ săn mang bẫy lưới ra đồng căng, bẫy được những chú chim ngói ức căng vì chén thóc mới rồi bán cho các nhà hàng. Đầu bếp chế biến được nhiều món như chim ngói nướng mọi (nói theo kiểu dân Nam), xôi chim ngói, chim ngói quay, chả chim ngói... Ngon tuyệt!
Nhưng với dân sành điệu của HN xưa còn có món chim ngói nhồi đậu xanh, nếp hoặc sang hơn thì nhồi cốm Vòng. Món này xưa phải lên tận phố Tạ Hiện xơi với giá không rẻ.
Ngày cụ Quý còn sống, mỗi lần sinh nhật, vợ chồng Trung Minh cũng kì công kiếm chim ngói về làm món này cho thầy thưởng thức để thầy nhớ về ngày xưa từng lên ăn đặc sản Tạ Hiện. Tiền ít, cũng chỉ dám làm riêng cho thầy.
Còn nay, chắc do nhu cầu ẩm thực, lại không đúng vụ lúa nên dân chúng đã nuôi chim ngói để bán cho các nhà hàng.
... Chuyện góp nhân ngày đầu tuần.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

TIN BUỒN

Cụ Nguyễn Thiên Tích - nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN, nguyên Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc VN, người thân của đại gia đình 99 - vừa từ trần sáng nay, 27/3/2018, hưởng thọ 98 tuổi.
Cầu mong Cụ an nhàn viễn du nơi Tiên cảnh!

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Bức thư của bà Hưng gửi chú Mở

Cùng giấy đi đường, Tấn còn gửi vào lá thư của mẹ tôi gửi chú Mở nhờ giúp 1 số việc, trước khi mẹ tôi sang Trung Quốc theo Trường Lục quân.
Xin cảm ơn gia đình đã trân trọng giữ kỉ vật này đã gần 70 năm!

Tư liệu quý: Giấy đi đường của 1 chiến sĩ bảo vệ

Vô tình mà Trần Hùng (Hùng "thổ") biết đồng đội cùng nhập ngũ Lê Xuân Tấn có cha là ông Lê Xuân Mở từng là bảo vệ cho ông Bình ngày còn ở Tổng Thanh tra QĐ trên Việt Bắc. Liên lạc được với Mở thì biết, gia đình còn giữ giấy đi đường xác nhận ông Mở là "người của Thiếu tướng Trần Tử Bình"). Và Tấn đã gửi bản gốc giấy này vào cho tôi.
Thật cảm động khi nhận được giấy thông hành có tuổi đã xấp xỉ 70, được làm bằng giấy dó mỏng tang nhưng chứa nhiều thông tin giá trị.
Vì cha tôi từ 1951 cùng cụ Lê Thiết Hùng đưa Trường Lục quân VN sang TQ tới ngày hòa bình 1954 rồi 1959 lại đi sứ ở Bắc Kinh tới khi mất (1959) nên không có dịp gặp lại người chiến sĩ cận vệ của mình.
Sinh thời chú Mở vẫn thường kể lại với gia đình những kỉ niệm thời gian sống và phục vụ ông. Chú Mở đã mất, cô sống với vợ chồng Tấn và vừa được gia đình mừng thọ 90 vào dịp Tết Mậu Tuất.
Hẹn Tấn khi ra HN sẽ lên thăm gia đình.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018