Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Nghĩa tình bà Thắm (TTC)

Mỗi khi ngồi tâm tình với mẹ vợ - bà Quảng hay bà Thắm - tôi lại nhớ đến người Mẹ yêu quý của chúng tôi. Bởi nghĩa tình của hai bà thông gia thật sâu đậm.

(bức ảnh bên chụp tháng 11-2012, Bà Thắm 93 tuổi.)

Vào tháng 3 năm 1993 , nghe tin con "khởi sự làm ăn kinh tế thời mở cửa" trong Sài gòn , rất nóng lòng , không biết con mình "được" hay 'thua" trên "đất khách quê người" - tư duy của thế hệ trước khi nghĩ về Sài gòn - Mẹ tôi làm môt "chuyến du ngoại " vào miền Nam. Lúc đó , trong mấy người con sinh sống trong miền Nam , có gia đình tôi là khá giả hơn cả , nên Mẹ ở với chúng tôi trong thời gian "Nam tiến" (hình ảnh bên, chụp khi Mẹ tôi ở với gia đình chúng tôi, tại 385/14 Nguyễn Trãi-Q1-HCM, bà 72 tuổi).


Cũng vì lo cho con gái út bận bịu công việc làm ăn , nên bà Quảng cũng quyết định xa rời Hà Thành , vào Sài gòn sống với gia đình chúng tôi , để chăm lo gia đình con gái út - đúng là "giầu con út , khó con út".

 Khi đó Mẹ tôi đã 73 tuồi , sức khỏe không còn tốt nữa. Đặc biệt là bà bị bệnh đường ruột . Mỗi khi ăn uống không hợp là bị đi cầu ngay ! Hôm đó, buổi sáng, con cái thì đi làm, cháu thì đi học, chỉ còn hai bà thông gia ở nhà. Me tôi đột nhiên đau bụng, bị đi cầu (miền Bắc ta gọi là "ỉa chẩy"), không kịp vào toa-let. Phân ra hết cả chiếc quần của bà, vương vãi khắp nhà ... Bà Quảng không ngần ngừ , xắn tay lên và đưa Mẹ tôi vào nhà tắm: thay quấn áo , tắm rữa sạch sẽ , đâu vào đấy . Xuống nhà lại lau chùi sạch cả nhà rồi ra sân lấy vòi nước gột rửa hết phân dây ra cái quần sa-tanh đen của Mẹ tôi.

Buổi tối, khi cả nhà ngồi quanh bàn ăn, Mẹ tôi nói: "Hôm nay mà không có bà ngoại , thì Mẹ không biết xoay sở thế nào". Tôi thât cảm động , im lặng , không biết nói gì hơn.


Cho đến bây giờ , tôi luôn nói với bà Quảng: "Con và anh em con không bao giờ quên được ơn này của bà đâu". Còn mẹ vợ thì lại hỏi tôi " Ô, lâu thế rồi mà chú còn nhớ cơ à ?". Làm sao mà quên được? Một nghĩa cử quá đẹp giữa hai bà thông gia. Rất hiếm thấy phải không ạ ?

Hai bà thông gia rất vui khi được hội ngộ , nhìn con cháu có cuộc sông sung túc hơn ở ngoài Hà nội.

(Bức ảnh bên, chụp năm 1993, khi hai Bà thông gia sống chung
với nhau. Năm ấy Bà Thắm 74 tuổi - miệng vẫn còn nhai trầu !)

1 nhận xét:

  1. Mẹ mất đã gần 20 năm,nhưng mỗi lần Phúc vào Sài gòn gặp bà Thắm bao giờ bà cũng kể những chuyện ngày xưa về mẹ rất rõ ràng,chính xác.Phúc quý bà Thắm như mẹ vì bà là người rất nhân hậu, giản dị và thương yêu,gần gũi với con cháu giống tính của mẹ.

    Mong cho cụ có súc khỏe sống mãi với con cái cháu chắt.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.