Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Chuyện về bà Hà Giang

Bà đã 97.
 Sáng qua cùng 1 phóng viên trẻ đến thăm cô Hà Giang. Bà vui vẻ kể lại chuyện hoạt động ở TW Hội LHPNVN. Có nhiều chuyện giờ mới biết.
... Bà sinh năm 1916 và là con thứ 6 (áp út) của 1 cử nhân Nho học, dân Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định), cụ làm nhân viên của Tòa án Thái Bình. Bà có tên Đặng Thị Thiềm và là em họ ông Đặng Xuân Khu. Được gia đình cho ăn học rồi lên HN sống với ông anh thứ 4 đi học tiếp. Bà từng là học sinh của thầy Phan Thanh (chồng bà Lê Thị Xuyến) ở trường tư Thăng Long. Bà nhớ những giờ giảng lịch sử của thầy Thanh hay lắm, xúc tích, thầy khơi gợi cho học sinh tinh thần yêu nước. Sau này bà còn học lên trường Bưởi.









Đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc 1949. Có chú Nguyễn Thọ Chân (ngồi, trái),
cạnh Bác Hồ bên trái là ông Hà Huy Giáp, bác Trần Xuân Độ...
Khi học ở HN, bà tham gia hoạt động phụ nữ cứu quốc và được đi dự Quốc dân Đại hội trên Tân Trào, đầu tháng 8/1945. "Toàn đi bộ từ HN lên Tuyên Quang cùng bà Tĩnh. Phụ nữ HN có 2 người mà. Hôm đại hội gặp đông đồng chí, bạn bè. Đây là lần đầu tiên được gặp Bác Hồ. Sau đó còn được đi thăm nơi làm việc của Bác Hồ. Ai cũng hồ hởi. Khi về thì có đoạn đi xe bò, có đoạn đi bộ", bà nhớ lại. 
Bà được tham gia Đại hội đầu tiên của Hội LHPN trên Việt Bắc 1946 cùng bà Xuyến, bà Như, bà O Đặng Quỳnh Anh, bà Hoàng Ngân... Chủ tịch đầu tiên là bà Hoàng Thị Ái. Bà có nhiều kỉ niệm với bà Hoàng Ngân: "Chị Ngân nhanh nhẹn, sắc sảo lắm, mạnh dạn, có chính kiến ngay cả khi làm việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị".
Tới năm 1949, khi vào học khóa 1 Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc, bà và ông Trần Xuân Độ ở 2 tổ khác nhau. Bà kể, ông Nguyễn Chí Thanh đã tâm sự với bà: Anh Trần Xuân Độ tốt lắm, 16 năm bị giam ở Côn Đảo (1929-45) nhưng hết sức trung kiên. Cô mà "tác hợp" với anh Độ thì rất hợp. Đám cưới của ông bà tổ chức ở Việt Bắc, đơn giản chỉ có mấy quả chuối, ấm nước chè và được ông Trường Chinh làm chủ hôn.
Ông bà ở Triều Tiên.
Sau lớp học, bà đi "hạ phóng", xuống cơ sở làm việc. Thời gian đó, ông Độ đã lớn tuổi (ông sinh 1894, hơn cha 13 tuổi), ốm luôn nên bà được gọi về chăm sóc ông. Rồi 2 người vào Nam, ông theo đường bộ, bà theo đường qua Quảng Châu-Phnompenh-SG theo đường không. Đến 1954 thì tập kết ra Bắc.
Năm 1959 ông được cử đi làm đại sứ ở Triều Tiên. Bà nhớ lại: "Bác Hồ đã cho gọi lên giao nhiệm vụ. Bác hỏi cô có biết ngoại ngữ không? Cô trả lời: "Dạ, bập bẹ tiếng Pháp". (Thực ra bà đã học xong Thành chung và dùng được tiếng Pháp). Vậy là Bác bảo: "Thế thì cô sang công tác, làm việc cho sứ quán, giúp anh Độ". Cô sang làm bí thư thứ 2 chuyên nghiên cứu, phiên dịch và thu thập tài liệu". Có lần Bác sang thăm, khi về nghỉ ở sứ quán 1 đêm, Bác có hỏi khó khăn của cán bộ ta. Bà thưa: "Anh em làm việc rất tốt nhưng nhớ nhà lắm vì không mấy ai có vợ con theo". Nghe xong Bác thông cảm và động viên cố gắng.
Năm 1967 đón chị Lượng ra Bắc.
Năm 1961, Công chưa vào học vỡ lòng nên được sang Bắc Kinh sống với cha. Vậy mà vì thương vợ chồng ông bạn già không con cái mà cha lại hy sinh cá nhân, cho Công sang Bình Nhưỡng sống với ông bà. Công được làm con nuôi của ông Độ và bà Hà Giang từ đó. Ông bà ở đó 6 năm.
Tới 1965, ông về nước làm Vụ trưởng Vụ TCCB, Bộ Ngoại giao; còn bà về lại TW Hội. Bà còn có nhiều dịp đưa các đoàn khách phụ nữ quốc tế đến thăm Bác. Có lần đến thăm, mọi người thấy xuất hiện 1 cụ già mặc bộ quần áo nâu sồng, không ai nghĩ đó vị Chủ tịch nước. Thấy mấy bà ăn mặc diêm dúa, lòe xòe, Bác ghé tai hỏi bà Hà Giang: "Phụ nữ ta may bộ quần áo hết mấy mét vải", "Dạ, 4m ạ". Bác lại quay qua hỏi mấy bà thì được trả lời: may hết từ 6-8m. Bác không nói gì. Khi ra xe, mọi người cùng trao đổi, cảm phục sự giản dị, tiết kiệm của Bác; ai cũng rút ra bài học cho mình.
Tới năm 1967, ông Độ mới cho người tìm và đón chị Lượng từ Bà Rịa ra HN. Tới 1984 cả nhà vào SG sống.
Sau 1954.
Khi bà từ Triều Tiên về nước.


Bức tranh khảm trai của bạn tù Sơn La, Hỏa Lò, Côn Đạo tặng
ông Độ nhân sinh nhật thứ 100 của ông.

Bác Trần Xuân Độ trưởng thành từ người thợ nên rất khỏe. Còn nhớ những năm tới thăm, bắt tay bác thấy cứng như sắt. Khi bác 100 tuổi, đi tập thể dục sáng ở công viên Lê Văn Tám đã cởi đồng hồ để trên ghế. Có thằng trộm đi qua, giật, chạy bị bác tóm lấy tay, bẻ quặt rồi dẫn giao CA. Tới 1997 khi bác đã 104 tuổi mới ra đi.
Còn cô Hà Giang năm nay đã sang tuổi 97, cô bảo quên nhiều nhưng thấy vẫn minh mẫn. Cả nhà quyết tâm giữ gìn sức khỏe, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để bà sống tới trăm tuổi như ông. Bà bảo: "Có hội hè của QK7 (ông là Chính ủy đầu tiên 1947), Sở Ngoại vụ (ông bà đều là những lão thành của ngành Ngoại giao), Hội LHPN... là cô đều đi. Đi gặp bạn bè cũ cho vui".

3 nhận xét:

  1. Phúc nhớ lúc Phúc khoảng 8,9 tuổi,mùa hè bác Độ hay đưa Phúc đi bơi cùng ở bể bơi Câu lạc bộ Ba Đình.Bác không có con nên rất quý trẻ con.Hồi đó bác đi xe máy Pergio 102 màu xám.Có lần 2 bác cháu đang đi ở đầu phố Quán Sứ,Phúc ngồi đằng sau bị rơi xuống đường.Bác không biết vẫn đi,có người kêu to bác mới biết và quay lại.Bác Độ hỏi có bị sao không ? Phúc trả lời không sao hết vì sợ bác lo lắng.Sau đó 2 bác cháu lại tiếp tục đi bơi:).

    Trả lờiXóa
  2. Phải giải thích thêm là lúc bác Độ đi xe máy qua ổ gà,xóc quá nên Phúc mới bị tuột xuống đường.Lúc bé thế mà đã biết không nên để người lớn quá bận tâm đến mình:).

    Trả lờiXóa
  3. Cha và Bác Trần Xuân Độ là đồng hương Bình Lục ,bạn tù Côn Đảo 1930-1936.Cha bị đụa về Bình Lục QUản thúc 1936.Bác mãi đến 9-1945 mới về Nam Bộ. Nhó một kỷ niệm về tình bạn giữa hai người.Có lần cha và Bác về họp tại Bộ Ngoại giao.Bác và cô Hà Giang sống tại một căn phòng của một tòa biệt thư rất đẹp ,tường gép toàn gạch men Bát Tràng,cũa Bộ Ngoại Giao cạnh Đền Quan Thánh,nhìn ra Hồ Tây. Gia đình ta lúc đó vẫn ở 38 Trần Phú .Mẹ mua được con cá chép rât to,rất ngon. Cha giao cho anh nhiệm vụ mang biếu Bác Độ,cô Hà Giang.Anh tìm đến tòa nhà đó,lúc đó có vài gia đình cán bộ Bô Ngoại giao ở .Bác Độ,cô Hà Giang vui vẻ nhận cá. Bác bảo anh ngồi chơi ,bóc kẹo Triều Tiên cho anh kẹo có vị nhân sâm rất ngon.BÁc hỏi chuyên về cuôc sống gia đình,về việc học t65p củ mấy chị ,em. Khi nhớ lại,khi trưởng thành hơn mới mhận thấy những người tù Côn Đảo thế hệ cha,bác Độ găn bó với nhau bằng mối quan hệ rất thân thiết. Tình bạn của cha ,mẹ với Bác Độ,cô Hà Giang thật đẹp.Anh,chị ,em,chúng cần biết để giáo dục cho con cháu về tình bạn cao quý đó,để cac cháu có cuộc sống tinh thần tốt hơn.KC

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.