Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thăm Cty cao su Dầu Tiếng

Thẻ công-tra.



Nhận được thư của Eric, vội gọi cho Lê Thanh Bình (nguyên Thư kí Công đoàn ngành Cao su), sau đó gia đình liên hệ được với đ/c Minh (Thư kí Công đoàn cao su Dầu Tiếng, Phó chủ tịch Công đoàn ngành). Anh Minh bàn giao cho anh Hải (Tuyên giáo Cty) đón gia đình vào sáng thứ bảy.
Sáng thứ bảy, 7g30, đoàn ta gồm bác Chiến, bác Quốc cùng 2 vợ chồng Long-Steph đi xe do mẹ Hòa cầm lái, trực chỉ thị trấn Dầu Tiếng. Theo đường qua Củ Chi, qua Bến Súc (gần nhà chị Dung). Đoạn qua Củ Chi đường chật nên đi chậm nhưng khi lên Bình Dương, chỉ hơn chục km, có con đường cực xịn chạy qua những cánh rừng cao su bạt ngàn.



Xác nhà cũ.
Gần 10g mới tới Nhà truyền thống Cao su Dầu Tiếng. Anh Kim (Phó chủ tịch Công đoàn) cùng anh Hải đã chờ. Sau khi giới thiệu qua, mọi người như quen biết đã lâu. Trước tiên vào thăm Nhà truyền thống ở ngay trung tâm thị trấn. Tại đây được xem nhiều kỉ vật, từ contract cards đến xẻng, cuốc, bát đựng cao su... từ xa xưa. Cty Dầu Tiếng dày công sưu tầm và trình bày. Tại đây vợ chồng Tổng lãnh sự Pháp từng lên thăm.
Nhà còn lại từ thời Pháp.
Sau đó lên xe thăm Khu lưu niệm về cuộc sống phu cao su dưới thời thuộc Pháp, cách văn phòng Cty chừng chục km. Khu lưu niệm nằm giữa rừng cao su già được trồng từ đầu những năm 1960. Có nơi trưng bày hiện vật và ảnh tư liệu. Phía sau là 3 mẫu nhà ở của công nhân, lái xe... được phục chế từ hiện trạng còn lưu lại cùng những tượng phu cao su sống khó khăn, đói khổ và làm việc lam lũ. Phải nói Công đoàn Cao su Dầu Tiếng đã dày công sưu tập và xây dựng khu lưu niệm này.
Sau khi thăm lại nhà chủ nhất ngay trung tâm thị trấn, gia đình được mời cơm. Buổi trưa có 1 cuộc giao lưu đầy ắp tình cảm gia đình.






Ngói mang từ Pháp sang.

Lửng lơ cây đèn bão.

Hình tượng phu cao su chở mủ về.

Nhà phu.

Khai thác mủ.

Trái bếp.

Đoàn nhà ta khi chia tay.

Rừng cao su mới vào khai thác.

Khu di tích cuộc sống phu thời Tây.


Nhà chủ đồn điền nay là Văn phòng Đảng ủy.

Rừng cao su non xen lẫn rừng đang khai thác.

2 nhận xét:

  1. Kính gửi anh Minh, anh Kim và anh Hải - Công đoàn Cao su Dầu Tiếng
    Gia đình chúng tôi rất cảm động và xin chân thành cảm ơn sự đón tiếp thịnh tình của Công đoàn cao su Dầu Tiếng ngày hôm qua. Chúng tôi như được trở về mái nhà xưa và cảm kích trước sự công phu sưu tầm và xây dựng Nhà truyền thống cùng Khu lưu niệm về cuộc sống của công nhân cao su dưới thời Pháp thuộc. Thông tin này, chúng tôi sẽ gửi ngay cho ông Eric Pantheu, nhà nghiên cứu người Pháp, tác giả của cuốn sách nghiên cứu về cuộc sống của phu cao su Michelin đầu thế kỷ 20. Hy vọng trong các tư liệu có được, tác giả sẽ biên tập vào cuốn sách hoặc chọn làm các bìa 1, 4... Sách sẽ xuất bản cuối năm nay.
    Một lần nữa xin cảm ơn các anh!
    Có dịp về TpHCM, mời các anh đến thăm gia đình chúng tôi: Trần Kháng Chiến (080-37402524), Trần Kiến Quốc (0903830939).
    Thân ái!
    Trần Kiến Quốc

    Trả lờiXóa
  2. Sau khi nhận được thư trên, anh Kim đã trả lời và mời gia đình ta trở lại thăm.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.