Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Tra cứu danh nhân


PHẦN TRA CỨU



·      Phan Anh (1912-1990). Quê: Hà Tĩnh. Bộ trưởng Thanh niên Chính phủ Trần Trọng Kim 1945. Bộ trưởng Quốc phòng 1946, Bộ trưởng Kinh tế từ 1947, sau là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương. Từng tham gia hội nghị Phông-ten Nơ-blô 1946 và Giơ-ne-vơ 1954.



·      Lê Quảng Ba (1914-1988). Quê: Cao Bằng. Tham gia cách mạng 1935. 1944-1945 phái viên Kì bộ Việt Minh Cao - Bắc - Lạng. 1945-1947 Khu trưởng Khu Hà Nội, Khu trưởng Khu 12. 1948-1949 Chỉ huy trưởng mặt trận Thập Vạn Đại Sơn. 12-1949 Tư lệnh Liên khu Việt Bắc. 1951 Đại đoàn trưởng 316. Uỷ viên TW[1] khóa III.




·      Lý Ban (1912-1981). Quê: Long An. 1932-1945 hoạt động ở Trung Quốc, 10-1934 tham gia Vạn lý Trường chinh. Đảng viên ĐCS Trung Quốc. 1948 Cục phó Cục Chính trị Quân đội Quốc gia. 8-1949 phái viên cao cấp sang Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ 1959 là Thứ trưởng, Bí thư Đảng - đoàn Bộ Ngoại thương. Uỷ viên TW dự khuyết khóa III.



·      Nguyễn Lương Bằng (1904-1979). Quê: Hải Dương. 1925 tham gia cách mạng.  1944 vượt ngục Sơn La, được bổ sung vào Thường vụ Trung ương, phụ trách tài chính Đảng. 1950 Giám đốc Ngân hàng Quốc gia. 1952 Đại sứ ở Liên xô. 1956 Tổng Thanh tra Chính phủ. 1970 Phó Chủ tịch nước.



·      Nguyễn Bình (1909-1951). Quê: Hưng Yên. 1929 bị đày ra Côn Đảo. 5-1945 xây dựng “Đệ tứ Chiến khu”. 7-1945 giải phóng Quảng Yên. 8-1945 lãnh đạo khởi nghĩa Hải Phòng, Đồ Sơn, Kiến An, Hải Dương. 12-1945 Khu trưởng Khu VII. Trung tướng 1948. 1948-1951 Tư lệnh bộ đội Nam Bộ kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ. 9-1951 hy sinh trên đường công tác.



·      Tạ Quang Bửu (1910-1986). Quê: Nghệ An. Trước 1945 Tổng uỷ viên trưởng Hướng Đạo sinh Trung kỳ. Thư kí tiếng Anh cho Bác Hồ từ 8-1945. Bộ trưởng Quốc phòng 1947-1948, sau đó là Thứ trưởng đến 1961. Tham gia hội nghị Giơ-ne-vơ 1954. 1961-1976 Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.



·      Nguyễn Chánh (1914-1957). Quê: Quảng Ngãi. Tham gia cách mạng 1929. 1945 Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi. 3-1945 lãnh đạo Khởi nghĩa Ba Tơ, giành chính quyền Quảng Ngãi. 1951-1954 Bí thư Liên khu uỷ, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Liên khu V, chỉ huy Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1954. Uỷ viên TW[2] khoá II dự khuyết rồi chính thức. Phó Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục cán bộ (1957).



·      Văn Tiến Dũng (1917-2003). Quê: Hà Nội. Tham gia cách mạng 1936. 1943-1944 Thường vụ rồi Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. 4-1945 Uỷ viên UBQS[3] Bắc Kỳ. 1946-1949 Cục trưởng Cục Chính trị. Thiếu tướng 1948. Tư lệnh kiêm Chính uỷ Đại đoàn Đồng Bằng. 1953-1978 Tổng Tham mưu trưởng. Đại tướng 1974. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1978-1986.



·      Lê Quang Đạo (1921-1999). Quê: Bắc Ninh. Tham gia cách mạng 1938. 1942 Xứ uỷ viên Bắc Kỳ. 1943 Bí thư Thành uỷ Hà Nội. 8-1945 lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Giang. 1949 Phó trưởng ban Tuyên huấn TW. 1954 Phó chủ nhiệm chính trị Mặt trận Điện Biên Phủ. Thiếu tướng 1958, Trung tướng 1974. Uỷ viên TW dự khuyết khoá III, chính thức khóa IV, V, VI. Chủ tịch Quốc hội khoá VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước 1987. 1994-1999 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc.



·      Phạm Văn Đồng (1906-2000). Quê: Quảng Ngãi. 1926 gia nhập VNTNCM-ĐCH[4] tại Quảng Châu. 1929-1936 bị đày ra Côn Đảo. Vào Đảng 1940, đón Nguyễn Ai Quốc về nước. 1945 Bộ trưởng Tài chính rồi đặc phái viên của Chính phủ ở Nam Trung bộ. Phó Thủ tướng 7-1949. Trưởng đoàn VN tại hội nghị Giơ-ne-vơ 1954. Thủ tướng 1955-1987. 



·      Đặng Kim Giang (1910-1983). Quê: Thái Bình. 1934-1936 tù Sơn La. 20-8-1945 Xứ uỷ viên Bắc Kỳ lãnh đạo giành chính quyền ở Hà Đông. 1946-1947 Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Khu III. 1950-1954 Phó chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp. Thiếu tướng 1958. 1960 Thứ trưởng Bộ Nông trường.



·      Hà Huy Giáp (1908-1995). Quê: Hà Tĩnh. Tham gia cách mạng 1926. Xứ uỷ Nam Kỳ 1930, bị bắt và bị giam tại Côn Đảo 1931, Kon Tum 1937. Lãnh đạo cướp chính quyền ở Sài Gòn. Lãnh đạo kháng chiến  chống Pháp ở Nam Bộ. 1956 Thứ trưởng Bộ Giáo dục. 1963 Thứ trưởng Bộ Văn hoá. 1977 -1987 Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trung ương dự khuyết khóa II, chính thức khóa III.



·      Võ Nguyên Giáp (1911). Quê: Quảng Bình. Tham gia cách mạng 1925. 5-1941 xây dựng cơ sở, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở Cao - Bắc - Lạng. 12-1944 chỉ huy 34 chiến sĩ VNTTGPQ[5]. 8-1945 Uỷ viên UBQS Bắc Kỳ, Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. 1946-1947 Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia. 8-1948 Bộ trưởng Quốc phòng. Bí thư Quân uỷ Trung ương 1946-1977. Đại tướng 1948. Tư lệnh kiêm Bí thư  Đảng uỷ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Phó Thủ tướng 1978-1992.



·      Lê Quang Hòa (1914-1993). Quê: Hưng Yên. Tham gia cách mạng 1938. 3-1945 lãnh đạo khởi nghĩa ở Sơn Tây. 11-1945 Chính uỷ Liên khu III, 1949 Chính uỷ mặt trận Trung du. 1955 Cục trưởng Cục Quân huấn. 1957-1960 Chính uỷ Trường Lục quân. 1960-1963 Chính uỷ Pháo binh. 1963-1967 Phó chủ nhiệm TCCT. 1967-1973 Chính ủy Quân khu IV. 1975 Phó chính uỷ Chiến dịch Hồ Chí Minh.



·      Nguyễn Mạnh Hồng (1914-199?). Quê: Thái Bình. 1929 tham gia cách mạng tại đồn điền cao su Phú Riềng, Nam Bộ. Tham gia cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân cao su đòi quyền sống. Bị bắt, bị kết án và đi đày Côn Đảo từ 1931. Có công xây dựng Hội Nông dân VN, sau là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

·      Lê Thiết Hùng (1908-1986). Quê: Nghệ An. Tham gia VNTNCMĐCH 1925. Tốt nghiệp Quân sự Hoàng Phố và được cử ở lại Trung Quốc. 1940 hoạt động ở Chiến khu Cao - Bắc - Lạng. 8-1945 cướp chính quyền ở Lạng Sơn. Cuối 1945 Khu trưởng khu IV. 3-1946 Tổng chỉ huy Tiếp phòng quân. 1948 Thiếu tướng, Tổng Thanh tra quân đội. 1950-1954 Hiệu trưởng Trường Lục quân. Tư lệnh Pháo binh 1954-1963. 1963 Đại sứ tại Triều Tiên. Phó ban Đối ngoại TW từ 1970.

·      Phạm Hùng (1912-1988). Quê: Vĩnh Long. 1930 vào Đảng, 1931 bị đày ra Côn Đảo, 1945 trở về tham gia Xứ uỷ Nam Bộ. 1946 Bí thư lâm thời Xứ uỷ Nam Bộ. Uỷ viên TW khoá II, sau vào Bộ Chính trị. Phó Thủ tướng 1958. 1967 Bí thư TW Cục miền Nam, Chính uỷ LLVTGPMN[6]. 1975 Chính uỷ Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh.

·      Trần Quang Huy (1922-1995). Quê: Thanh Hóa. Tham gia phong trào học sinh Hà Nội 1935-1940. 1939 Bí thư chi bộ Thanh niên, Bí thư Thanh niên Dân chủ Bắc Kỳ. 8-1945 Uỷ viên UBQSCM[7] Hà Nội. Sau 19-8-1945 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Hà Nội kiêm Bí thư Thành uỷ. Uỷ viên TW khóa III, IV.

·      Trần Duy Hưng (1912-1988). Quê Hà Nội. Hoạt động trong phong trào yêu nước từ năm 1942, dùng bệnh viện tư tại phố Bông Ruộm làm nơi liên lạc. Tháng 9-1945 Chủ tịch UBHCTP HN[8]. Trong kháng chiến là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng. 1954 Thứ trưởng Bộ Y tế. 10-1954 Phó chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội rồi Chủ tịch UBHCTP HN đến 10-1977. 1978-1985 về Ban Đối ngoại TW.

·      Nguyễn Khang (1919-1976). Quê: Thái Bình. 8-1945 Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ phụ trách Hà Nội, Chủ tịch UBQSCM Hà Nội. Sau 19-8-1945 Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ. 1947 Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Liên khu Việt Bắc. Đại sứ nước ta ở Trung Quốc 1957-1959. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Uỷ viên TW khóa II, III.

·      Phạm Kiệt (1912-1975). Quê: Quảng Ngãi. Tham gia cách mạng 1929. 1943 chỉ huy trưởng Du kích Ba Tơ. 8-1945  lãnh đạo khởi nghĩa Quảng Ngãi. 1946 Đại đoàn trưởng 31 Khu V. 1953-1960 Cục phó rồi Cục trưởng Cục Bảo vệ.  Thiếu tướng 1958. 1961 Tư lệnh kiêm Chính uỷ Công an Nhân dân vũ trang. Trung tướng 1974.



·      Bùi Lâm (1905-1974). Quê: Nam Định. Đảng viên CS Pháp 1925. 1926-1929 học Đại học Phương Đông. 1930 tham gia thành lập Đông Dương CS Đảng. Bị bắt  trong “vụ giết tên cò Lơ-grăng” và bị đày ra Côn Đảo 1930-1936. 1939 bị bắt và tù ở Sơn La. 3-1945 vượt ngục Hoả Lò. 1946 Chánh án Toà án quân sự đặc biệt, xử vụ Ôn Như Hầu. 1947-1954 Chánh án Toà án Nhân dân Liên khu III. 1958 Viện trưởng Viện Công tố TW. 1961 Đại sứ ở Bungari, Đức. 1967 Phó viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao.

·      Vũ Lập (1924-1987). Quê: Cao Bằng. Tham gia cách mạng 1941, một trong 34 chiến sĩ VNTTGPQ. 8-1945 Uỷ viên UBQSCM Thái Nguyên. Cán bộ Trường Cán bộ VN 1946. 1954 Tham mưu trưởng Đại đoàn 316. 1955-1964 Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, rồi Tư  lệnh Quân khu Tây Bắc. 1970 Tư lệnh quân tình nguyện VN ở Lào. 1978-1987 Tư lệnh Quân khu II. Uỷ viên TW khóa IV-VI.

·      Lê Liêm (1922-1984). Quê: Hà Tây. 8-1945 Xứ uỷ viên Bắc Kỳ lãnh đạo khởi nghĩa Hưng Yên, Thái Bình. 1950 Cục trưởng Cục Chính trị. 1954 Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận Điện Biên Phủ. 1958 Thứ trưởng Bộ Văn hoá. Uỷ viên TW dự khuyết khoá III.

·      Ngô Minh Loan (1915-2001). Quê: Nghệ An. Hoạt động tại Nhà máy Diêm Bến Thủy từ 1930. 1938 tù Sơn La đến 1943 vượt ngục về xây dựng Chiến khu Vân Hiếu Lương. Tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. 1946 Cục trưởng Cục Bảo vệ. 1960 Thứ trưởng Bộ Công nghiệp. 1967-1969 Đại sứ tại Trung Quốc. 1969 Bộ trưởng Bộ Lương thực - Thực phẩm. Uỷ viên TW dự khuyết khóa III.

·      Trần Đình Long (1904-1945). Quê: Nam Định. Sang Pháp hoạt động và được cử đi học Đại học Phương Đông 1928-1931. 1936-1939 hoạt động báo chí công khai của Đảng rồi bị bắt, đi đày ở Sơn La. 3-1945 ra tù về hoạt động ở Hà Nội. 8-1945 được cử là “cố vấn” UBKNHN. Sau cách mạng là “đặc phái viên ngoại giao” của Cụ Hồ. Cuối 1945 bị Quốc Dân đảng thủ tiêu.

·      Lê Văn Lương (1911-1985). Quê: Hưng Yên. Tham gia cách mạng 1927. Tù Côn Đảo từ 1930-1945. 1947 Bí thư Văn phòng Thường vụ TW, uỷ viên TW dự khuyết. 1948 Trưởng ban Tổ chức TW. 1951 Uỷ viên Bộ Chính trị. 1959 Chánh Văn phòng TW. 1973 Ban bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức TW. 1976 Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư  Thành uỷ Hà Nội 1976-1986.

·      Lê Hiến Mai (1918-1992). Quê: Hà Tây. Tham gia cách mạng 1939. 1941  bị bắt, 1944 vượt ngục, tham gia Cứu Quốc quân. 5-1945 phái viên chính trị mặt trận Lào. 1946-1947 Chính uỷ Chiến khu II, Chính uỷ mặt trận Tây tiến. Thiếu tướng 1948, Chính uỷ Liên khu I. 6-1949 Chính uỷ Bộ tư lệnh Nam Bộ. Từ 1960 Bộ trưởng Thuỷ lợi - Điện lực, Bộ  trưởng Nông nghiệp. 4-1965 Chính uỷ Quân khu IV. 8-1967 Phó Chủ nhiệm TCCT[9]. 1971 Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội.

·      Phạm Ngọc Mậu (1919-1993). Quê: Thái Bình. Tham gia cách mạng 1938. 1940-1945 tù Sơn La. 8-1945 lãnh đạo khởi nghĩa ở Sơn Tây. 12-1945 Khu phó Khu II, 12-1946 Chính uỷ Khu I. 9-1948 Chính uỷ trung đoàn 121. 1951-1953 Phó Chính uỷ, Chính uỷ Đại đoàn 351. 1954 Chính uỷ Đại đoàn 305. 1959 Cục trưởng Cục Tổ chức. Phó chủ nhiệm TCCT 1961-1988. Thượng tướng 1986.

·      Trần Đại Nghĩa (1913-1997). Quê: Vĩnh Long. Là nhà khoa học VN tại Pháp được Cụ Hồ gọi về năm 1946. 1947 Cục trưởng Cục Quân giới. Thiếu tướng 1948. Cục trưởng Pháo binh 1949, Thứ trưởng Bộ Công thương 1950. 1973 Phó chủ nhiệm TCHC[10], 1974-1977 Phó chủ nhiệm TCKT[11].

·      Trần Đăng Ninh (1910-1955). Quê: Hà Tây. Tham gia cách mạng 1930. 1940 Xứ uỷ viên Bắc Kỳ. 1941 Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. 3-1945 vượt ngục Hoả Lò. 8-1945 Uỷ viên UBQSCM Bắc Kỳ. 1946 đặc cách xây dựng Chiến khu Việt Bắc. 1947 Trưởng ban Kiểm tra TW, Phó Tổng thanh tra Chính phủ. 1950 Trưởng ban Cung cấp Chiến dịch Biên giới. 1950-1955 Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, Uỷ viên Tổng Quân uỷ.

·      Trần Độ (1923-2002). Quê: Thái Bình. Tham gia cách mạng 1939. 1941 bị bắt, đày đi Sơn La. 1944 vượt ngục. 8-1945 lãnh đạo khởi nghĩa Đông Anh. 1946 phụ trách báo Quân Giải phóng. 1947-1950 Phó chính uỷ Khu II Hà Nội. 1951 Chính uỷ Đại đoàn 312. 1955-1964 Chính uỷ Quân khu Hữu Ngạn. 1965-1974 Phó chính uỷ Quân Giải phóng miền Nam. 1976-1990 Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Trưởng ban Văn hoá - Văn nghệ TW, Phó chủ tịch Quốc hội.

·      Trần Xuân Độ (1894-1997). Quê: Hà Nam. Tham gia cách mạng 1917. 1926 vào VNTNCMĐCH ở Thái Lan. Bị bắt rồi giam ở Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo. 8-1945 Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu. 1947 Chủ nhiệm Chính trị bộ Khu 7 cùng Nguyễn Bình thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ. 1951 Trưởng tiểu ban Công vận, Ban Dân vận TW Cục miền Nam, Bí thư Liên hiệp công đoàn miền Tây. 1959 Đại sứ tại Triều Tiên.

·      Hoàng Sâm (1915-1968). Quê: Quảng Bình. Tham gia cách mạng 1933. 12-1944 Đội trưởng Đội VNTTGPQ, trong Uỷ ban Giải phóng Cao - Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên. 1946-1950 Khu trưởng Khu II, chỉ huy mặt trận Tây tiến, Tư lệnh Liên khu III.  Thiếu tướng 1948. 1953-1954 Đại đoàn trưởng 304, tiếp quản Sơn Tây, Hà Đông, Hải Phòng. 1955-1968 Tư lệnh các quân khu Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Trị Thiên. Hy sinh 12-1968.

·      Nguyễn Sơn (1908-1956). Quê: Hà Nội. Học sinh Trường Bưởi, 1925 học Võ bị Hoàng Phố. Đảng viên ĐCS Trung Quốc 1927. 12-1927 tham gia Khởi nghĩa Quảng Châu. 1934-1936 tham gia Vạn lý Trường chinh. 1945 Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ. 1947 Hiệu trưởng Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa II. Từ 1947 Cục trưởng Cục Quân huấn, Khu trưởng khu IV. Thiếu tướng 1948. 1950 về Trung Quốc, 1955 Thiếu tướng Quân giải phóng. Mất tại VN 10-1956.

·      Nguyễn Văn Sỹ (1915-1966). Quê: Bắc Ninh. Tham gia hoạt động trước năm 1945. Vào Đảng 3-1946. Cán bộ quản trị Trường Cán bộ VN và Võ bị Trần Quốc Tuấn 1946. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 1958 Trung tá, Cục phó Cục tài vụ Bộ Quốc phòng. 1966 Cục trưởng Cục tài vụ.

·      Lê Trọng Tấn (1914-1986). Quê: Hà Tây. Tham gia cách mạng 1944. 8-1945 lãnh đạo khởi nghĩa Hà Đông. 1950 Phó chỉ huy trận Đông Khê, chỉ huy đánh Binh đoàn Sac-tông (Chiến dịch Biên giới). 1950-1954 Đại đoàn trưởng 312, bắt sống De Castries. 1954 Hiệu trưởng Trường Lục quân. 1961 Phó Tổng tham mưu trưởng. 1964 Phó tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. 1975 Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đại tướng 1984.

·      Chu Văn Tấn (1910-1984). Quê: Bắc Thái. Tham gia cách mạng 1934. 1941 Xứ uỷ viên Bắc Kỳ, chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn. 1944 xây dựng Chiến khu Hoàng Hoa Thám. Sau 8-1945 Bộ trưởng Quốc phòng. 1946 Khu trưởng Khu IV, Khu trưởng Chiến khu I. Thiếu tướng 1948. 1949-1954 Khu trưởng Liên khu Việt Bắc, Chánh án Toà án Quân sự rồi Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Liên khu Việt Bắc. Thượng tướng 1959. 1954-1976 Chính uỷ Quân khu Việt Bắc. 1956-1975 Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Uỷ viên TW khóa I (8-1945), II, III. Phó chủ tịch Quốc hội khóa III-VI.

·      Nguyễn Duy Thân (1918-1952). Quê: Bắc Ninh. Hoạt động trong phong trào học sinh Hà Nội. 1940 xây dựng chi bộ ghép đầu tiên ở Đình Bảng. 1941 bị bắt và đày lên Sơn La. 1945 trở về vận động cách mạng trong tầng lớp tiểu thương. 8-1945 Uỷ viên UBQSCM Hà Nội. Sau 19-8-1945 Phó chủ tịch UBNDCM Bắc Bộ, phụ trách hành chính. 1947 Phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Liên khu Việt Bắc.

·      Nguyễn Chí Thanh (1914-1967). Quê: Thừa Thiên - Huế. Tham gia cách mạng 1934. 1938 Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên. 1945-1947 Uỷ viên TW phụ trách Xứ  uỷ Trung bộ. 1948-1950 Bí thư Khu uỷ Khu IV. 1950-1961 Chủ nhiệm TCCT, Phó bí thư Quân uỷ TW. Đại tướng 1959. 1961-1964 theo dõi nông nghiệp. 1965-1967 Bí thư TW Cục miền Nam, Chính uỷ Quân Giải phóng miền Nam.

·      Hoàng Văn Thái (1915-1986). Quê: Thái Bình. Tham gia cách mạng 1936. 1941 chỉ huy tiểu đội Cứu quốc quân Bắc Sơn. 12-1944 phụ trách tham mưu trinh sát của VNTTGQP. Phụ trách Trường Quân chính Kháng Nhật (Tân Trào). 8-1945 giành chính quyền ở Chợ Đồn, Lục An Châu, Tuyên Quang. 9-1945 Tổng Tham mưu trưởng đến 1953. Thiếu tướng 1948. Tham mưu trưởng các chiến dịch Biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954. 1966 Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân khu V. 1967-1973 Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó bí thư TW Cục.

·      Tôn Đức Thắng (1888-1980). Quê: Long Xuyên. 1910 công nhân Ba Son. 1919 kéo cờ búa liềm ủng hộ Cách mạng tháng Mười Nga. 1925 lập Công hội Đỏ ở Ba Son. 1926 gia nhập VNTNCMĐCH. 1930-1945 bị đày ra Côn Đảo. Ra tù tham gia Xứ uỷ và Uỷ ban Hành chính Nam Bộ. 1946 Chủ tịch Hội Liên Việt. 1954 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch nước. 1969 Chủ tịch nước. Uỷ viên TW từ khóa II.

·      Đinh Đức Thiện (1913-1987). Quê: Nam Định. Tham gia cách mạng 1930. 1944 Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Yên. 8-1945 Bí thư kiêm Chủ tịch Bắc Giang, Khu uỷ viên Khu Việt Bắc. 1950 Cục trưởng Cục Vận tải, 1955 Phó chủ nhiệm TCHC. 1957 Thứ trưởng Bộ Công nghiệp. 1965 Chủ nhiệm TCHC, Uỷ viên Quân uỷ TW kiêm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. 1969 kiêm Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim. 1972 Bộ trưởng Giao thông vận tải. 1974 Chủ nhiệm TCHC và TCKT. 1975 Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. 1977 Bộ trưởng phụ trách Dầu khí rồi Bộ trưởng Giao thông. Uỷ viên TW dự khuyết khoá II, chính thức khoá IV.

·      Hoàng Đạo Thuý (1900-1994). Quê: Hà Nội. Trước cách mạng là Tổng uỷ viên trưởng Hướng Đạo sinh Việt Nam, tham gia cách mạng 1944. 6-1945 đại biểu Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. 9-1945 Trưởng phòng Thông tin, mật mã. 4-1946 Giám đốc Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. 12-1946 Cục trưởng Cục Giao thông công binh. 1948 Cục trưởng Cục Quân huấn. 1954 Trưởng ban Thông tin Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tá 1958. Đại biểu Quốc hội khóa II, III.

·      Ngô Gia Tự (1908-1935). Quê: Bắc Ninh. 1927 gia nhập VNTNCMĐCH và dự lớp huấn luyện do Cụ Hồ tổ chức ở Quảng Châu. Tham gia thành lập Đông Dương CS Đảng, là Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ lâm thời 1930. Bị bắt và đày ra Côn Đảo, mất tích khi vượt biển 1-1935.

·      Tống Văn Trân (19?-1940). Gia nhập VNTNCMĐCH và vận động cách mạng ở Bắc Bộ. 1930 bị bắt và bị đày ra Côn Đảo, tham gia Đảng uỷ nhà tù. 8-4-1935 vượt ngục về miền Tây Nam Bộ, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ. Hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940.

·      Phan Trọng Tuệ (1917-1991). Quê: Hà Tây. 1939-1940 Bí thư Tỉnh uỷ Sơn Tây, phụ trách Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây. 1943 bị bắt, đày đi Sơn La, Côn Đảo. Từ cuối 1945 Chính uỷ Khu IX, Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, Khu VII. 1953 Tư lệnh Phân khu miền Tây. Thiếu tướng 1955. 1957 Phó tổng Thanh tra quân đội. 1958 Tư lệnh kiêm Chính uỷ Công an Nhân dân vũ trang. 1961 Bộ trưởng Giao thông vận tải. 1965 Tư lệnh kiêm Chính uỷ Đoàn 559. 1974-1975 Phó Thủ tướng, Thường trực Hội đồng chi viện giải phóng miền Nam. Uỷ viên TW khóa III, IV.

·      Hoàng Quốc Việt (1902-1992). Quê: Bắc Ninh. Tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ Hải Phòng, hoạt động trong phong trào công nhân rồi vào Nam Bộ. 1930 bị bắt và đày ra Côn Đảo. 10-1930 được bầu vắng mặt vào TW. 1936 ra tù, hoạt động báo chí công khai của Đảng. 1940-1945 Thường vụ TW.

·      Nguyễn Văn Vịnh (1918-1978). Quê: Nam Định. Tham gia cách  mạng 1939. 1942 bị bắt và đày ra Côn Đảo. Sau 19-8-1945 làm Phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Mỹ Tho, Chính trị viên khu VIII, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Bộ. 1957 Phó chủ nhiệm, Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ, Uỷ viên Tổng Quân uỷ. 1959 Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 1960-1969 Thường trực Quân uỷ TW, Thứ trưởng, Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất TW.

·      Vương Thừa Vũ (1910-1980). Quê: Hà Nội. Tham gia cách mạng 1942. 1946 Chỉ huy trưởng bộ đội Hà Nội. 1947-1948 Khu phó Khu IV, Phân khu trưởng Bình – Trị – Thiên. 1949 Đại đoàn trưởng 308. 1954 tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. 10-1954 Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội. 1964 Phó tổng Tham mưu trưởng, Giám đốc Học viện Quân chính. 1971 Tư lệnh Quân khu IV. Trung tướng 1974.







[1] Trung ương.
[2] Ban Chấp hành Trung ương.
[3] Uỷ ban Quân sự.
[4] Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.
[5] Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
[6] Lực lượng Vũ trang giải phóng miền Nam.
[7] Uỷ ban Quân sự cách mạng (Uỷ ban Khởi nghĩa).
[8] Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội.
[9] Tổng cục Chính trị.
[10] Tổng cục Hậu cần.
[11] Tổng cục Kỹ thuật.

1 nhận xét:

  1. Toàn bạn bè thân thiết của cha mẹ. Cho thêm vào sách là cực hay. Cũng là sự tri ân.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.