Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Biên niên sử Văn phòng Đảng ủy quân sự TW... (Trích)

TỪ VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG QUÂN UỶ
ĐẾN VĂN PHÒNG ĐẢNG UỶ QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG
– VĂN PHÒNG BỘ QUỐC PHÒNG
(1947-2005)[1]

            Năm 1945
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với quân đội trong cả nước được đặt ra ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Tháng 11: Trong khi Đảng rút vào hoạt động bí mật, các đồng chí cán bộ lãnh đạo của Đảng trong quân đội họp bàn cách thành lập hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội.

Năm 1946
Trung ương Quân uỷ được thành lập để giúp Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo quân đội. Để giữ bí mật hoạt động, Đảng gọi là Hội Cứu quốc (gọi tắt là Hội) và Trung ương Quân uỷ gọi là QQQ.
Danh sách các đồng chí Uỷ viên Trung ương Quân uỷ (được ghi trong biên bản hội nghị Trung ương Quân uỷ ngày 1 tháng 7 năm 1946) như sau: “Hiện tình QQQ có bảy uỷ viên: Văn, Bình, Dũng, Liêm, Thái, Tấn, Sơn”. (Cụ thể là các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn).
Bí thư là đồng chí Võ Nguyên Giáp, dự bị Bí thư[2] là đồng chí Trần Tử Bình.


Cuối năm 1946 và đầu năm 1947, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch là một bí thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ giữ mối liên hệ chặt chẽ với Trung ương Đảng. Trong thời gian các cơ quan sơ tán ra khỏi Hà Nội và di chuyển lên Việt Bắc, đồng chí luôn giữ vững liên lạc với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh. Đồng chí giúp Trung ương Quân uỷ soạn thảo công văn giấy tờ của Đảng và tổ chức hội nghị Trung ương Quân uỷ mở rộng lần thứ nhất vào ngày 15 tháng 2 năm 1947 – Hội nghị đặt nền móng cho tổ chức Đảng trong quân đội.

            Năm 1947
Đồng chí Vũ Oanh được giao nhiệm vụ Chánh văn phòng Trung ương Quân uỷ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Tử Bình. Cán bộ, nhân viên của Văn phòng Trung ương Quân uỷ, về chính quyền, thuộc biên chế và sinh hoạt trong Phòng Cán bộ được thành lập tháng 2, thuộc Cục Chính trị. Tháng 7, Phòng Cán bộ được đưa về trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy và đổi tên là Phòng kiểm tra. Về chính quyền, đồng chí Trần Tử Bình là Trưởng phòng Cán bộ, Trưởng phòng kiểm tra.
Biên bản Hội nghị Trung ương Quân uỷ ngày 22 tháng 9 năm 1947 trong mục danh sách các đồng chí cử vào các ban giúp việc Trung ương Quân uỷ có đoạn viết:
“… 2) Uỷ ban Đảng vụ: Bình, Thiết Hùng, Thu, Oanh, Kiên, Chính để dự bị.
Ban Tổ chức và kiểm soát: Bình, Hùng, Thu, Oanh.
Ban Tuyên huấn: Chính, Dũng, Mạnh Việt.
Ban Tài chính: Oanh phụ trách Văn phòng sẽ kiêm…”.
Văn phòng giữ quan hệ chặt chẽ với Trung ương Đảng, với các quân khu uỷ và Liên chi Quốc phòng. Đồng chí Vũ Oanh được đưa lên giới thiệu với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh. Văn phòng giúp Trung ương Quân uỷ trong việc ra các văn bản về công tác Đảng trong quân đội, tổ chức các kì họp của Trung ương Quân uỷ. Trong việc ghi biên bản hội nghị, ngoài đồng chí Vũ Oanh còn có một số đồng chí trong Uỷ ban Đảng vụ và Văn phòng Bộ Tổng chỉ huy.
Văn phòng cũng giúp đồng chí Trần Tử Bình trong công tác cán bộ, tổ chức và kiểm soát, giúp tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ cao cấp và trung cấp, tổ chức ở Đại Từ (Thái Nguyên). Kết quả công tác kiểm tra bộ đội góp một phần vào việc hình thành chủ trương “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” của thời kì 1947.
Khi giặc Pháp tiến công Việt Bắc (Thu Đông 1947), Văn phòng cùng một số cơ quan Bộ Tổng chỉ huy di chuyển sang khu vực Tràng Xá (Võ Nhai, Thái Nguyên). Khi Bộ Tổng chỉ huy có quyềt định di chuyển trở lại vùng Định Hoá (Thái Nguyên), ngay trong đêm, đồng chí Vũ Oanh đưa thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo trực tiếp đồng chí Trường Chinh.




[1] Trích “Văn phòng Đảng uỷ quân sự trung ương, Văn phòng Bộ Quốc phòng. Biên niên sự kiện (1946-2005)” (NXB QĐND, 2006)..
[2] Phó bí thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.