Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Nhớ đến chú Tâm

Chú Tâm là lính của cha, sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, công tác cùng anh Triết. Tết năm nào chú cũng đến thăm mẹ. Nhớ đến cha, chú hay nhắc lại vụ "Hat-xăng Vanh-đơ H102" hồi 1948.
Chả là ngày đó quân báo của ta còn non nớt. Phòng Nhì Pháp nắm được đã bắn tin "có nhiều cán bộ chỉ huy của ta hoạt động 2 mang, làm gián điệp cho Pháp". Bán tín bán nghi, nội bộ xáo trộn, nghi kị lẫn nhau. Nhiều cán bộ trẻ bị tống giám, trong đó có chú Tâm.
Lập tức cơ quan Tổng Thanh tra, Cục Bảo vệ phải vào cuộc. Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng, phân tích tình hình, mất nhiều thời gian, Tổng Thanh tra phát hiện ra đó là tin giả. Nhiều cán bộ được minh oan. Chú Tâm thoát nạn và luôn nhắc: "Cha cháu đã sinh ra chú lần thứ 2".
Không hiểu giờ chú sống ở đâu?

1 nhận xét:

  1. Lớp anh Ngân, anh Giao có anh Trần Hùng là con cụ Trần Lư, xưa là sĩ quan của Pháp, sau giác ngộ, tham gia Tổng khởi nghĩa. Kháng chiến thì công tác ở BTTL. Cụ Lư thời đó cũng bị nghi là 2 mang trong vụ H102.
    Nghe Tú Anh nói, anh Trần Hùng công tác ở Phòng Tăng TCKT. Anh mất cách đây đã mấy năm do ốm bệnh.

    Trả lờiXóa

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.