Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Kỉ niệm với Chu Thành (Trần Đình Ngân, Berlin)

Viết thêm nhân bài viết về mối quan hệ thân tình giữa cụ Chu Văn Tấn và gia đình cụ Trần Tử Bình trong “Bloge Đại gia đình 99" (đăng bởi Trần kiến Quốc).
Hai thằng nhóc Guilin gặp nhau sau hàng chục năm xa.

Tôi và Chu Thành biết nhau từ rất lâu vì cùng có những năm tháng học trường Dục tài Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm (trường thuộc BCHTW Đảng LĐVN quản lý). Khi trưởng thành, vào bộ đội, lại có dịp gặp nhau tai Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Biến cố xảy ra trong gia đình Thành từ trước 1980 bọn chúng tôi cùng biết và ngầm chia sẻ với nhau.




Cùng bạn bè trong ngày vui của con gái Nam Hòa.
Năm 2002 công tác tại CHLB Đức, tình cờ được xem chương trình của đài ZDF có phát phóng sự truyền hình về “Con Hùm xám Bắc Sơn”. Tôi rất tâm đắc vì lâu lắm mới được gặp lại hình ảnh oai hùng, phong cách đĩnh đạc nhưng chân tình, giản dị của Thượng tướng, Chủ tịch Khu Tự trị Việt Bắc Chu Văn Tấn mà các nhà làm phim Pháp được Đài truyền hình CHLB Đức thể hịên trung thực với nhãn quan ca ngợi, trân trọng.
Biết đây là những thước phim tư liệu thực, quí hiếm không những đối với ngành Lưu trữ tư liệu lịch sử Việt Nam mà đối với nhiều người, đặc biệt là gia đình Chu Thành, nên tôi rắp tâm thâu giữ lại. Tiếc thay, dịp đó tôi bị bạo bệnh. Buổi phát lại chương trình về Việt Nam của ZDF qua đi, tôi đã không thực hiện được ý định của mình.
Gần đây, có dịp gặp lại Chu Thành trong đám cưới con gái Nam Hòa, tôi nhắc lại chuyện cũ. Cả hai anh em đều tiếc nhưng cùng quyết tâm tìm cách liên hệ trực tiếp với bộ phận lưu trữ của ZDF để nhờ họ giúp đỡ.
Những tài liệu sống, thực về bác Chu Văn Tấn nhất định có ngày sẽ được công bố và lịch sử công trạng về con người Chu Văn Tấn vĩ đại trong thời đại Hồ chí Minh nhất định phải được thừa nhận, để cho thế hệ mai sau tưởng nhớ và ghi tạc công trạng của người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.