Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Chú Thy cụt

Chú dân Phúc Tá, từng được mệnh danh "Hùm xám đường 5" ngày kháng Pháp. Nghe nói, ngón tay cái chú bị cụt khi đánh Pháp còn được lưu giữ trong Bảo tàng Hưng Yên. Năm 1950, chú được đi học Triết ở Bắc Kinh. Sau này từng làm Chủ nhiệm Khoa Cơ bản, Đại học KTQS rồi ra chiến trường.
Thăm cô Sơn, chú Năm Thy cùng em Bá.
Ở làng gọi chú là Năm Thy. Chú giỏi lí luận, khảng khái, mạnh dạn; coi cha là người thầy, người anh.
Ngày vừa hòa bình, chú bảo với cha mẹ: "Anh chị cứ đưa các cụ về Ân Thi, ở đây em lo cho. Anh chỉ nói với Lê Quý Quỳnh (khi đó là bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên - NV) 1 câu, nó đồng ý cấp đất ngay ấy mà".
Sau khi vào chiến đấu ở Quảng Trị, năm 1979 chú có mặt trên mặt trận biên giới phía bắc. Vì biết tiếng Hoa nên từng đàm đạo với chỉ huy TQ: vì sao lại xâm lược VN? 
Ở Phúc Tá, chú là chỗ dựa tinh thần của ông bà nội và gia đình cô chú Truyền. Năm 2004, sau ngày hội thảo về cha ở HN, anh chị em ta đi suốt lượt từ Tiêu Động, Bình Lục về Hưng Hà, Thái Bình rồi về Ân Thi cảm ơn quê hương và các cơ sở của cha mẹ.
Tại thôn Phúc Tá, tôi và anh Chiến có qua thăm cô chú. Ít năm sau chú mất tại quê nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.