Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Về việc tổ chức sinh hoạt tưởng niệm cho cụ Tấn

Chiều thứ bảy, khi tới kiểm tra lại việc trang trí hội trường, chuẩn bbị cho buổi lễ, gặp anh Dương Trung Quốc vừa đi họp Quốc hội về. Tổng thư kí xoay trần cùng khiêng tượng đồng của cụ Tấn (do nhà điêu khắc Tạ Duy Đoán thực hiện) sẽ là quà của Hội Sử học tặng gia đình cố Thượng tướng vào ngày mai. Anh vui vẻ kể: "Chiều nay vừa gặp Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm TCCT, mình có nói ý tưởng và việc sẽ làm ngày mai của Hội với cụ Tấn. Ông Dũng nói: "Phải làm quá đi chứ! Phải tri ân những người có công. Còn nếu đúng họ có tội thì có cách xử lí. Không khó!". Như vậy, lãnh đạo Quân đội (nhất là cánh miền Nam) là những người rất tôn trọng lịch sử, tôn trọng người đi trước.

Chợt nhớ đến lá thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi trả lời nhà văn Võ Bá Cương - tác giả của "Chuyện Tướng Độ", đại ý: Tôi cùng công tác với anh Chín Vinh (tên của ông Trần Độ ở mặt trận B2). Chúng tôi rất hiểu nhau. Theo tôi, phải đánh giá công, tội cho rõ ràng. Anh Trần Độ là người có công với Tổ quốc với nhân dân, còn tội nên để hậu thế kết luận. Riêng cá nhân tôi - ủng hộ việc xuất bản tác phẩm này".
Mời bạn đọc nghiên cứu thư trả lời của TCCT ủng hộ buổi gặp mặt tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.