Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Đón tiếp bạn Nga (Kháng Chiến)

Bữa cơn gia đình.
Trong nhà 99 - bạn của anh, chị là bạn của em và ngược lại. Đó là một mối quan hệ rất con người mà 8 anh chi em  chịu ảnh hưởng từ cha mẹ.
Trong gia đình có cô em thứ  7  Trần Hạnh Phúc định cư ở Matxcova. Năm 2010, vợ chồng tôi sang Nga, Phúc có đưa đến thăm vợ chồng anh Sasha, chị Svetlana. Anh Sasha là một Vietnamit (chuyên gia về Việt Nam), từng là  Trưởng chi nhánh APN (hãng thông tấn NOVOSTI) tại thành phố Hồ Chí Minh, Viên Chăn  thời Xô Viết; chị Svetlana từng sống, công tác tại Việt Nam nên  cả hai hơi bị "thõi" về Việt Nam.



Cặp vợ chồng này có tình cảm khá đặc biệt đối với  đất nước  có hình chữ S. Tại nhà riêng, một biệt thự nhà vườn (datra) tại ngoại ô Mátscova, chúng tôi  được chủ nhà giới thiệu  một bảo tàng nhỏ về Việt Nam, gồm những bức tranh sơn mài, tranh thêu, ảnh, các  loài hoa như cây sứ đỏ, cây chanh, mấy giò phong lan, bộ bàn ghế... Chúng tôi từng công tác ở Nga nhiều năm, khi ngắm nhìn bộ sưu tập của vợ chồng anh Sasha đã cảm nhận được tình cảm anh giành cho đất nước mà anh chị từng sống, công tác.
Hai vợ chồng già và cháu Tây của Việt Dũng.
Phúc nhà tôi có mối quan hệ rất thân tình với vợ chồng anh Sasha. Mối quan hệ đó cũng là một giá trị tinh thần quý báu khi sống xa Tổ quốc. Anh chị là những người Nga nhân hậu, hóm hỉnh, cần cù. Trong vườn nhà trồng cả rau muống Việt Nam, mùa hè thu hoạch rất khá. Phúc  bao  giờ cũng có phần. Khi thu hoạch nhiều rau, anh chị cho vào ngăn đá, ăn dần.
Mỗi năm anh chị dành tiền sang Việt Nam nghỉ vào mùa đông. Năm 2011 hai anh chị có ghé chơi nhà tôi. Năm  nay anh chị sang Việt Nam sáng 3-2 thì chiều 5-2 lại thăm nhà tôi. Cháu Dũng được dịp kiểm tra lại  trình độ tiếng Nga đã  lâu không dùng của mình. Theo đánh giá của khách thì tiếng Nga của cháu còn rất tốt. Đó là điều đáng mừng.
Chúng tôi mời anh chị ăn bữa cơm Việt Nam. Trong bữa cơm, chúng tôi trao đổi nhiều vấn đề. Trong đó có một câu hỏi vui: "Thời Xô Viết, rất nhiều các phóng viên Liên Xô ra nước ngoài là người của KGB. Vậy anh có được KGB đặt vấn đề?". Anh Sasha vui vẻ nói: "Đúng như vậy, tôi được KGB đặt vấn đề. Song rất may, cha tôi là cán bộ KGB nên ông đề nghị KGB không nên tuyển dụng tôi. Ông hướng dẫn tôi trả lời với KGB rằng, cho tôi  thời gian suy nghĩ. Khi hết thời gian thì trả lời KGB rằng, tôi sẵn sàng cung cấp thông tin về các hiện tượng chống Liên Xô ở nước ngoài. Song tôi rất bận, phải lo hoàn thành công việc nên không thể tham gia công việc của KGB được". Do vậy KGB không tuyển dụng tôi nữa. Người nga họ luôn hóm hỉnh như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.