Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng từng đến nhà 99 (KQ)


Ở nhà 99 từ đầu những năm 1990 có quan hệ với gia đình Hương Thám trên Hàng Bông. Biết Hương Thám có quan hệ thân với NNC Bích Hằng mà chúng tôi mời cô đến thăm. Hằng vừa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, đang công tác tại Binh đoàn 11, đã nhận lời.
Thời gian đó là cuối năm 1992. Hằng đến vào đầu giờ chiều. Ngày đó bà Hưng còn sống. Biết bà là người duy vật, không tin vào duy tâm nên anh em không báo cho bà. Trưa ấy, bà nghỉ trên nhà.

Đây là lần đầu tiên cô đến địa chỉ này. Vừa qua cổng vào thẳng phòng nhà Nghị-Hòa, cô đã nói: “Ngoài cổng có cây khế thiêng lắm. Hàng ngày gia đình nên thắp hương vào buổi sáng sớm vì ở đó có vị thổ thần cai quản khu đất”. Rồi cô nói gia đình lấy di ảnh của ông Bình từ ban thờ xuống.
Cô đặt di ảnh ông lên bàn rồi thắp 3 nén nhang, khấn vái lầm rầm. Anh chị em ngồi quanh. Lúc sau cô nói: “Ông về rồi đấy. Anh chị hỏi gì cứ nói, em sẽ giúp. Một người nghe, ghi theo em!”. Hòa bắt đầu tốc kí.
-          Thưa cha, cha sống dưới đó thế nào? – Chúng tôi bắt đầu hỏi.
-          Cha sống vui vẻ vì gần bạn bè cũ, gặp nhau luôn. – NNC dịch. - Ông bảo, các con chả gửi quần áo xuống cho cha gì cả, chả lấy gì để thay. (Đúng thật, vì không nắm hết các thủ tục tâm linh mà ngày rằm, mùng 1 hay ngày giỗ, chúng tôi chỉ hương hoa và làm mâm cơm cúng, chứ không bao giờ mua vàng mã, áo quần…). Này, nhớ phải gửi cả tiền xuống nhé, có tiền còn tiêu pha. (Có đứa lại trêu, để cha còn đóng Đảng phí!).
-          Ông dặn, mẹ các con năm nay già yếu rồi, phải cẩn thận không cuối năm bà bị ngã. (Đúng thật, già như vậy mà bà vẫn ngủ trên gác. Cuối năm ấy bà bị ngã trong nhà tắm).
-          Chúng con giờ 1 số chuyển vào Nam. Cha thấy thế nào?
-          Ừ, cha biết Chiến, Hồng, Công vào sinh sống trong Nam, khu vực QK7. Trong đó khí hậu tốt, con người rộng mở… Thế ở trong đó các con có tìm về Phố Diêm không? (Mọi người nhìn nhau, Phố Diêm là phố nào? vì chạy ngang cổng Bộ tư lệnh QK7 là đường Hoàng Văn Thụ). Ông bảo, ở Phố Diêm các con còn có 1 người anh tên là Việt, con của cha với cô Tý người Kiến An. (Lúc đó mới nhớ, cha đã sống ở Phú Riềng từ năm 1927 đến 1930. Và cô Tý (người mà cha có kể cho mẹ và chúng tôi là giao thông của cha với cụ Ngô Gia Tự) là vợ đầu của cha. Khi đó mới luận ra, có thể do nghe người âm nói không rõ, hơn nữa Hằng không sống trong Nam nên không biết địa danh này. Đó chính là “Phú Riềng” (thuộc địa bàn miền Đông, QK7). Sau này đã nhiều lần về Đồng Phú, nhờ tìm mà chưa thấy. Nếu anh Việt còn sống thì năm nay đã ngoài 80).
-          Ông bảo, từng con nói chuyện với cha đi. (Chúng tôi bắt đầu). Nghị đấy à, Hòa vợ con là đứa chịu khó lao động, siêng năng làm ăn… Còn Kiến Quốc hả? Con quan hệ với bạn bè rất tốt, được anh em quý mến. Nhưng phải lấy vợ đi! (Ngày đó tôi chưa xây dựng gia đình)...
Và còn nhiều, còn nhiều nữa. Tiếc rằng chưa tìm thấy cái tờ giấy mà Hòa đã tốc kí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.