Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Chuyện tầu xe ngày tết truớc cửa nhà 99 (KQ)

Nhà gần ga, cứ Tết đến nghe tiếng còi tầu rú lên lại nhớ cái cảnh xếp hàng đi tầu về quê của bà con ta.
Ngày ấy không như bây giờ, sau chiến tranh thì vận chuyển hành khách chủ yếu vẫn là tầu lửa, nào tầu Bắc-Nam, tầu Phòng, tầu Lao Kai, Lạng Sơn… Người dân vẫn quen sống nhờ các dịch vụ của Nhà nước.
Từ 20 Tết, các ngả đường về ga đều bị chặn ba-rie: đầu đường Nam Bộ ngay ngã tư chợ Cửa Nam, ngã tư Phan Bội Châu-Hai Bà Trưng, quảng trường Nhà hát Nhân dân, ngã tư Khâm Thiên… Chỉ ai có nhà trong khu này mới được ra vào. Bà con xếp hàng mua vé tận Quán Sứ rồi theo từng khu vực ra xếp hàng chờ tầu. “Rồng rắn lên mây”!


Khi nhà tầu loa báo chuẩn bị xếp cho tầu nào xuất phát thì đòan người theo sau mấy anh công an rầm rập tiến vào ga. Ai cũng tay xách tay nải, trước ngực túi xách, sau lưng ba-lô, nào măng miến, gạo nếp, vài hộp mứt, chai rựou cam… dành dụm cả năm mang về cho vợ con ăn Tết. Càng sát 30 Tết dân chúng đi tầu càng đông, ào ào như sôi. Lắm khi trong đêm còn nghe tiếng hô “Xung phong! A-la-xô!” như lính tráng xông lên cướp đồn. Nghe thấy cả tiếng ý ới gọi nhau vì mẹ lạc con, ông lạc cháu… Đòan người tới trước cửa ga thì “phình” to ra vì ai cũng chen lên, muốn vào sớm lấy chỗ tốt, nhưng đến cửa ga thì bị “thắt cổ chai”. Bà con đè lên nhau để trình vé. Ai thóat vào đến sân ga mới tạm ổn. Tầu xe chật như nêm cối, chỉ 4 cửa lên xuống nên không đủ cho khách lên. Vì thế việc trèo qua cửa sổ là đương nhiên. Cứ đồ đạc và 2 chân vào trước, người vào sau. Cũng lạ là đâu cũng vào đấy. Anh em nhà HN thì ít chịu cảnh xếp hàng, chen lấn, còn anh em tỉnh xa thì quá quen cảnh này.
Quanh cổng nhà tôi sáng nào cũng thấy giấy rác vứt bừa bãi. Dọc các bờ tường khai mù vì không có chỗ nào đi ỉa đi đái, bà con cứ gốc cây “nhắm mắt mà tè”. Ông nào đau bụng mới khổ! Lập tức hình thành “divu” rửa mặt nước nóng, xếp hàng đi vệ sinh ở các nhà quanh ga.
Chen lấn trong đòan khách đi tầu là những bà cụ, những cô bé tay xách ấm nước chè xanh ủ với hộp đựng thuốc lá. Có cả những rổ “bánh mì nóng giòn” phục vụ tận nơi.
Chiều 30 vắng dần. Sớm mùng 1 ra đường thì vắng tanh. Tận mùng 5, mùng 6 cái cảnh này mới rùng rùng trở lại cho tới rằm. Cái ngày xưa khổ là thế nhưng thật khó quên!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.