Gia đình năm 1960 ở Hà Nội

Gia đình năm 1960 ở Hà Nội
Gia đình chụp kỉ niệm ở Hiệu ảnh Quốc tế Bờ Hồ, Hà Nội, năm 1960. (Từ trái qua, hàng trước: Hữu Nghị, Thành Công, Kiến Quốc, Hạnh Phúc. Hàng sau: Kháng Chiến, Cha, Thắng Lợi, Yên Hồng và Mẹ bế Việt Trung).

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Chuyện rõ hơn về cô Hiền (KC)

Cô Hiền là một trong nhửng cơ sở cách mạng của Ban lãnh đạo hải ngoại cũa  Đảng ta tại Tp Côn Minh từ 1939. Ban lãnh đạo hải ngoại gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Cao Hồng Lãnh...  lãnh đạo hệ thống tổ chức Đảng trên tuyến đường sắt Hà Nội-Côn Minh, các cơ sở Việt kiều tại Thái Lan, Lào. 
Năm 1940, Bác Hồ từ Quế Lâm đến Côn Minh bắt được liên lạc với Ban lãnh đạo hải ngoại. Cùng năm, Thường vụ TW cử bác Bùi Đức Minh (bố chị Các, anh Thắng) đưa hai nhà trí thức của Đảng là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp  bí mật vượt biên giới sang Côn Minh gặp Bác. Vì vậy cô Hiền có các quan hệ thân tình với gia đình bác Minh, bác Vũ Anh, Trương Thị Mỹ.  Sau Cách mạng tháng 8-1945, cô tham gia hoạt động Việt kiều tại Vân Nam. 

Cuối năm 1950, Trường Lục quân sang Vân Nam, cô Hiền nhập ngũ, phụ trách tuyển chọn các phiên dịch cho nhà trường  từ các thanh niên, học sinh Việt kiều. Cha mẹ và cô gần gũi nhau từ đó. Tại  trường, cô xây dựng gia đình với một cán bộ Phòng Huấn luyện, tên là Trình, sau này ly hôn. 
Sau khi hoà bình, cô chuyển ngành ra Nhà máy Dệt Nam Định, là Chủ tịch Công đoàn.  Năm 1960 khi cha về nước công tác, cô báo lên sẽ  xây dựng gia đình với chú Đức, Trưởng ty Lao động Nam Định và mời cha xuống làm đại diện nhà gái.  Cha lấy xe  ô tô của Bộ Ngoại giao, cho anh đi cùng, xuống Nam Định. Hôm đó trời mưa rất to. Xe đến Nam Định, cha vào Nhà máy Dệt hỏi thì được biết cô đã  thay đổi kế hoạch, về quê chú Đức ra mắt họ hàng. Hai cha con lại lên xe trở về Há Nôi.
Về  đến 38 Trần Phú, cha đưa anh ra chợ Hàng Da.  Vào một quán cơm, cha gọi món rau cải xào tỏi, thịt dim, canh dưa.  Hai cha con  đang đói nên ăn rất ngon miệng.  Anh rất thích món  canh dưa  nấu cá rô của quán ăn đó, nhớ cho đến bây giờ. Cha vừa ăn  vừa kể chuyện, hồi khới nghĩa xong,  cha cùng mấy cán bộ Trường Quân chính hay ăn cơm ở chợ Hàng Da,  vì giá rẻ,  các món ăn bình dân rất ngon. Cha cho biết các quán ăn cho đến 1960 không có gì thay đổi. Cha rất thích món canh dưa  nấu cá rô tai chợ Hàng Da. Với anh được cùng cha ăn một bữa cơm bình dân tại chơ Hàng Da là một kỷ niệm đẹp trong đời.
Mấy hôm sau cô Hiền, chú Đức lên Hà Nội chào cha. Cha như người anh trách cô Hiền vì sự lỡ làng tại Nam Định vừa qua. Cha kể rằng, thời ký bí mật, ông Trường Chinh hẹn cha gặp tại một  chiếc bè kéo vó trên sông Hồng, neo tại Gia  Lâm. Do nhiều lý do, cha đến muộn mất hai tiếng. Khi đến nơi bè kéo vó không một bóng người. Ông Trường Chinh là người rất cẩn thận nên khi cha đến muộn đã mau chóng rời toàn bộ cơ quan, tránh  mọi bất trắc.  Sau này khi gặp lại nhau ông Trường Chinh luôn nhắc cha phải cố gắng thực hiện chính xác các kế hoạch đã đặt ra.  Anh nhớ mãi những lời cha nói với cô Hiền, những lời nói đó thành bài học cho chính bản thân anh.
Khi anh sắp tốt nghiệp  đại học tại Liên Xô, mẹ viết thư sang nhắc nhớ mua cho cô Hiền một cái quạt tai voi làm quà. Anh về nước có đến nhà cô chú tại khu Lương Yên, biếu cô cái quạt. Cô vui lắm khi gặp lại người cháu vừa đi học  nước ngoài  về. Cô Hiền  ngoài chú Đức và các con của chú, cô  không có  ngừoi thân thích.  Cô coi cha mẹ như anh chị ruột thịt, gia đình ta như gia đình của cô. Tình người như vậy quý lắm!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nếu bạn không đăng kí mà muốn có comment thì sau khi viết nhận xét (nhớ đọc lại 1 lượt) và điền tên (hoặc nickname) của mình, rồi click vào mục "Ẩn danh" ("Chọn 1 nhận dang" ở phía dưới). Sau đó gửi nhận xét.